Thai 40 tuần: sự phát triển của thai nhi 40 tuần

Sự phát triển của thai nhi 40 tuần tuổi

Bé lúc này có kích thước của một quả bí ngô nhỏ và có thể chào đời vào bất kỳ lúc nào. Con của mẹ vào tuần thứ 40 trung bình nặng khoảng 3,4kg và dài khoảng 50,8 cm.

Sau nhiều tuần dự đoán và chuẩn bị, bé có thể sinh ra vào thời điểm này hoặc có thể không. Chỉ 5% phụ nữ sinh con ra đúng thời hạn dự sinh và nhiều người lần đầu làm mẹ phải chờ tới hai tuần sau ngày dự sinh thì bé mới ra đời.

Đừng mong đợi bé sinh ra sẽ vô cùng xinh đẹp và đáng yêu. Trẻ sơ sinh khi vừa ra đời thường có đầu bị biến dạng tạm thời và có thể được bao phủ bởi màng nhầy và máu. Da của bé có thể bị đổi màu, khô nẻ và phát ban.

Sự hiện diện của hormone mẹ trong bé khiến bộ phận sinh dục của bé (bìu ở bé trai và môi âm hộ ở bé gái) có thể lớn hơn bình thường. Thai nhi 40 tuần tuổi, dù là con trai hay con gái, thậm chí có thể tiết ra sữa từ núm vú nhỏ xíu của bé. Điều này sẽ biến mất trong một vài ngày và là một điều hoàn toàn bình thường.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 40

Nếu mẹ không lâm bồn trong vòng một tuần kể từ ngày hết thời hạn mang thai, bác sĩ có thể đề nghị mẹ xét nghiệm để theo dõi nhịp tim và chuyển động của thai nhi để đảm bảo rằng bé đang nhận được đủ oxy và hệ thần kinh của bé vẫn đang phản ứng bình thường. Để đảm bảo nhận biết rõ về sự phát triển của thai nhi giai đoạn này, mẹ có thể trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về các xét nghiệm này.

Nếu việc lâm bồn của mẹ vẫn không tiến triển hoặc nếu sức khỏe của mẹ và của bé không đủ thì bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ bằng cách làm vỡ các màng theo phương pháp nhân tạo hoặc dùng hoormone oxytocin hoặc các thuốc khác. Nếu mẹ mang thai đến tuần thứ 40 nhưng có nguy cơ cao gặp nguy hiểm hoặc nếu có bất kỳ biến chứng tiềm năng khác, mẹ có thể yêu cầu mổ để lấy thai.

Mẹ nên trao đổi với bác sĩ?

Khi thai nhi đã được 40 tuần tuổi, nếu cần thiết, hãy yêu cầu bác sĩ cho mẹ uống thuốc để thúc đẩy cơn co thắt. Liều lượng thuốc có thể thay đổi phù hợp để điều chỉnh cường độ và tần số các cơn co thắt của mẹ.