Thai 37 tuần: sự phát triển của thai 37 tuần

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi

Bé của mẹ khi được 37 tuần tuổi sẽ có kích thước cỡ một bó rau cải, dài khoảng 48 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 2,85kg. Đến bây giờ, bé đã phát triển với đầy đủ khả năng phối hợp các bộ phận để các ngón tay bé có thể nắm bắt. Khi thấy ánh sáng, bé có thể quay mặt về phía trong của tử cung.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 37

Sau tuần 37, mẹ sẽ mất đi các lớp nhầy niêm mạc tử cung để tránh bị nhiễm trùng. Các lớp nhầy có thể bị mất đi trong vòng vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ. Lớp nhầy này thường dày đặc, màu vàng và có thể nhuốm máu. Khi cổ tử cung mở ra để chuẩn bị cho việc sinh nở, các lớp nhầy này sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Hãy chắc chắn rằng mẹ trao đổi với bác sĩ về bất kỳ chất dịch nào mà cơ thể thải ra trong giai đoạn thai nhi được 37 tuần tuổi.

Trong tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Nếu mẹ bị chảy máu đỏ tươi tạo thành một hoặc hai đốm máu vào bất cứ lúc nào trong tháng này, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Đây có thể là một dấu hiệu của đứt nhau thai, một vấn đề nghiêm trọng trong đó nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung.
  • Trong tuần thai thứ 37, nếu mẹ đau bụng dữ dội và liên tục, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù điều này không phổ biến nhưng nó có thể là một dấu hiệu của nhau bong non. Ngoài dấu hiệu bị đau, mẹ cũng có thể bị sốt, tiết dịch âm đạo và có thể bị nhiễm trùng.
  • Việc hoạt động của bé giảm phần nào trong vài ngày trước khi sinh là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, việc giảm tần số của chuyển động có thể là một tín hiệu rằng có điều gì đó không ổn. Để kiểm tra cử động của bé, hãy nằm nghiêng về bên trái và tính số lần chuyển động của bé mà mẹ cảm nhận được. Nếu mẹ nhận thấy ít hơn 4 cử động trong mỗi giờ hoặc nếu mẹ lo lắng về chuyển động của bé giảm xuống, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.