Thai 4 tuần: sự phát triển của thai nhi 4 tuần

Thai nhi tuần 4 phát triển như thế nào?

Thai nhi 4 tuần tuổi có kích thước khoảng 2 mm.

Sau bốn tuần mang thai, phôi thai được cấu tạo từ hai lớp tế bào: các mô ngoại phôi bì và các mô nội phôi bì. Các tế bào này sẽ phát triển thành tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé. Hai bộ phận khác cũng phát triển vào thời gian này là màng ối và túi noãn hoàng. Màng ối chứa đầy nước ối bao quanh và bảo vệ phôi thai đang phát triển, giữ nhiệm vụ đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi một cách toàn vẹn. Túi noãn sẽ tạo máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai đảm nhận vai trò đó.

Sự thay đổi ở cơ thể mẹ

HCG là hormone có thể được đo trong các xét nghiệm thai kỳ. Tuần này khi thử thai, mẹ sẽ có thể phát hiện ra mình đang mang thai. Hormone HCG chính là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu của thai kỳ xuất hiện trong tuần này. Bởi các dấu hiệu mang thai đầu tiên này rất giống với các hội chứng tiền kinh nguyệt, vậy nên khi mẹ cảm thấy mệt mỏi, ngứa ran hoặc đau ngực và buồn nôn, mẹ có thể nhầm tưởng rằng thời kì kinh nguyệt của mẹ sắp bắt đầu. Tuy vậy, vào cuối tuần 4, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không diễn ra bởi mẹ đang mang thai.

Dấu hiệu nhận biết khi mang thai 4 tuần

Ngực mềm, đau và sưng:

Nhiều phụ nữ nói rằng cảm giác đau mà họ cảm nhận được cũng chỉ giống như cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên lại ở mức độ nặng hơn.

Mệt mỏi:

Mẹ sẽ có thể cảm thấy mệt mỏi một cách đột ngột. Việc tăng nồng độ hormone progesterone và việc mẹ nỗ lực đến nhường nào để có con có thể khiến mẹ cảm thấy như thể mình phải chạy thêm một quãng đường dài sau khi đã vắt kiệt sức sau một ngày làm việc vất vả.

Đi tiểu thường xuyên:

Ngay sau khi có thai, mẹ có thể thấy mình luôn vội vã đi vào nhà vệ sinh với tần số dày đặc.

Nhạy cảm hơn với mùi hương:

Nhiều phụ nữ mới mang thai thường bị choáng ngợp bởi mùi hương trong thai kỳ. Đây có thể là một tác dụng phụ của việc nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là vào tuần thứ 4 của thai kỳ.

Không muốn ăn:

Vào thời điểm này, việc mẹ nôn thức ăn ra thậm chí còn diễn ra thường xuyên hơn so với khi mẹ có được cảm giác thèm ăn. Mẹ đột nhiên có thể cảm thấy rằng các loại thực phẩm mẹ đã từng rất thích và luôn vui vẻ khi thưởng thức giờ đây lại trở nên thật ghê sợ.

Buồn nôn hoặc ói mửa:

Ốm nghén thường không bắt đầu chỉ sau vài tuần có thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể cảm thấy buồn nôn trước đó.

Nhiệt độ cao:

Nếu mẹ vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ cơ thể và nó vẫn cao trong 18 ngày liên tiếp, có lẽ mẹ đang mang thai.

Chảy máu hoặc bị đốm máu:

Một số phụ nữ sẽ bị các đốm đỏ, hồng hoặc nâu đỏ như trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt của họ