Thai 21 tuần: sự phát triển của thai nhi 21 tuần

Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi

Hẳn nhiều mẹ cũng tò mò muốn biết thai 21 tuần cân nặng bao nhiêu? Trả lời bạn bé lúc này đã có kích thước cỡ củ cà rốt với chiều dài khoảng 26,7cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 340g.

Nước ối có tác dụng đệm và hỗ trợ em bé trong tử cung bây giờ lại phục vụ cho một mục đích khác. Ruột của bé giờ đây đã phát triển đủ để hấp thu một lượng nhỏ các loại đường trong chất lỏng, chất lỏng này sẽ được nuốt và đi qua hệ thống tiêu hóa của ruột già. Tuy nhiên, hầu hết các chất dinh dưỡng cho bé 21 tuần vẫn được cung cấp thông qua nhau thai.

Đến lúc này, gan và lá lách của bé đã chịu trách nhiệm cho việc sản xuất tế bào máu. Tủy xương được phát triển đủ để đóng góp vào sự hình thành tế bào máu và tủy xương cũng sẽ là cơ quan chính sản xuất tế bào máu kể từ tháng thứ 9 và sau khi sinh. Lá lách sẽ ngừng sản xuất các tế bào máu ở tuần thai kỳ thứ 30 và gan sẽ ngừng sản xuất tế bào máu một vài tuần trước khi sinh.

Sự thay đổi của mẹ mang thai 21 tuần

Việc tăng sản xuất dầu trong cơ thể sẽ “góp phần” làm mụn trứng cá phát triển. Nếu gặp trường hợp đó, mẹ phải siêng năng vệ sinh vùng da mụn với xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa mặt hai lần mỗi ngày.Không nên dùng bất cứ loại thuốc trị mụn nào bằng đường uống bởi một số thuốc rất nguy hiểm trong quá trình mang thai

Ngoài khía cạnh cảm xúc, mẹ cũng nên chú trọng hơn đến việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe; đặc biệt là sắt – một yếu tố cần cho quá trình hình thành nên tế bào máu. Để phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch, mẹ nên tích cực vận động và áp dụng mọi biện pháp nâng đỡ chân khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ, đồng thời diện những trang phục thoải mái giúp bé phát triển tốt hơn

Thai nhi được 21 tuần tuổi, mặc dù vẫn còn vài tháng trước khi mẹ có thể cho bé bú, nhưng lúc này ngực mẹ đã bắt đầu có sữa. Sữa này được gọi là sữa non, ngoài lượng dinh dưỡng dồi dào nó còn chứa lượng lớn kháng thể tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non xuất hiện khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ (khoảng tuần 24 – 28 trở đi). Cũng có trường hợp sữa non hình thành sớm ở tháng thứ 4, 5, 6.

Một vài dấu hiệu dễ nhận biết nhất chẳng hạn như ngực căng cứng và đau, đầu ti xuất hiện đốm trắng nhỏ li ti như mụn, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Để khắc phục những biểu hiện trên, bạn có thể đắp gạc ấm hoặc xoa bóp ngực nhẹ nhàng. Ngoài ra, đừng ngần ngại thông báo với bác sĩ về những bất thường diễn ra trên cơ thể trong lần khám tiếp theo bạn nhé!