Sự phát triển của bé 5 tháng

Biểu đồ cột mốc phát triển cho bé 5 tháng tuổi

Bảng dưới đây cho thấy các mốc phát triển đạt được và đang tiếp tục phát triển của bé 5 tháng tuổi:

Đạt được các mốc quan trọngCác mốc tiếp tục phát triển
Ngồi với sự hỗ trợTự mình ngồi mà không cần hỗ trợ
Đáp ứng với âm thanhBiết đáp lại khi nghe người quen gọi tên mình
Nhận ra khuôn mặt quen thuộcTỏ ra cố gắng giao tiếp với những người quen
Tò mò về các đối tượng đứng yênTheo dõi vật thể chuyển động bằng mắt
Co duỗi chân khi nằm sấpCó thể đứng trên hai chân nếu được hỗ trợ
Tạo ra một số âm thanhTạo ra âm thanh lặp đi lặp lại
Bắt đầu biết trở mình, tự nằm úpBắt đầu biết trở mình, tự nằm úp và có thể trở mình lại
Giao tiếp sử dụng các biểu cảm cơ bảnCó thể sử dụng âm thanh cùng với biểu cảm
Vị giác tỏ ra nhạy cảm hơnSẽ thể hiện sở thích về một vài vị nhất định sau 6 tháng tuổi
Thí nghiệm để tìm hiểu về nguyên nhân và kết quả cơ bảnSử dụng nguyên nhân và kết quả cho các hành động phức tạp hơn

Các mốc phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Dưới đây là những cột mốc phát triển khác nhau của trẻ 5 tháng:

1. Phát triển thể chất / Kỹ năng vận động

  • Vươn tay ra lấy đồ vật: Ở độ tuổi này, bé biết kiểm soát tay nên khả năng cầm nắm đã tốt hơn trước. Bé biết đưa tay ra và chộp lấy đồ vật. Nếu bạn cho bé bú bình, con cũng có thể tự mình cầm bình bú.
  • Biết dồn trọng lượng lên hai chân khi được giữ trong tư thế đứng thẳng: Không chỉ biết dồn trọng lượng của cơ thể lên cả hai khi được giữ thẳng mà con cũng có thể thực hiện các động tác nhún nhảy bằng cách co duỗi đầu gối.
  • Biết lật trở mình: Đa phần trẻ 5 tháng tuổi đã biết tự mình lật úp nếu được nằm ngửa hoặc lật ngửa ra nếu bạn đặt bé nằm úp.
  • Ngồi với sự hỗ trợ: Ở mốc 5 tháng tuổi, đa phần các bé đều có thể ngồi nếu được trợ giúp (có người đỡ, ngồi có gối chèn…). Hầu hết các bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ khi được 6 tháng tuổi.
  • Khả năng nhìn xa tốt hơn và khả năng nhận diện màu sắc được cải thiện: Bước qua tháng thứ 5 tầm nhìn của bé được cải thiện và con cũng có thể nhìn thấy sự khác biệt giữa các sắc thái của cùng một màu.
  • Khả năng phối hợp cơ bắp tốt hơn: Trẻ 5 tháng tuổi có thể nâng ngực lên khỏi mặt sàn bằng tay khi được đặt nằm úp. Bé cũng biết nhoài người, giơ tay ra, xòe các ngón tay để nắm và kéo một vật nào đó được đặt gần trước mặt.

2. Phát triển nhận thức

  • Theo dõi các vật thể chuyển động: Ở mốc 5 tháng tuổi, bé cưng của bạn biết dõi theo các vật thể chuyển động và người đi qua lại trước mặt.
  • Tìm các đối tượng ẩn một phần: Nếu bạn dùng khăn/rèm cửa… che đi một phần gương mặt của mình khi chơi trò “ú òa” với bé, con sẽ biết nắm lấy khăn/rèm và kéo nó ra. Điều này cho biết rằng bé hiểu các vật thể có thể tồn tại ngoài tầm nhìn của con. Bé tỏ ra rất phấn khích khi được chơi trò ú òa.
  • Biết trả lời “Không”: Khi được 5 tháng, bé sẽ bắt đầu nhận ra và biết trả lời “không” thông qua các cử chỉ hoặc điệu bộ với những gì mà con không thích.
  • Thử nghiệm nguyên nhân và kết quả: Trong độ tuổi này, nếu quan sát bé kỹ, bạn sẽ thấy bé thường xuyên lặp lại hành động của mình để xem liệu hiệu ứng tương tự có xảy ra không. Ví dụ, nếu cầm một món đồ chơi, lắc nhẹ và nó có phát ra âm thanh, bé sẽ lắc nó một lần nữa, thậm chí là đập để xem điều gì xảy ra.
  • Quan sát đối tượng và con ngườimột cách kỹ càng: Bé 5 tháng tuổi sẽ bị thu hút bởi đồ vật và các hoạt động của con người. Bé quan sát mọi thứ một cách kỹ càng.
  • Dễ bị phân tâm và thu hút bởi những đồ vật mới: Trong độ tuổi này, bé rất dễ bị thu hút bởi những đồ vật khác nhau. Do đó, con rất dễ dàng bị phân tâm bởi một món đồ chơi mới.
  • Giấc ngủ ban đêm dài hơn: Khi trẻ tròn 5 tháng tuổi, các giấc ngủ của con sẽ dài hơn, đặc biệt là giấc ngủ vào ban đêm.

3. Các mốc phát triển xã hội và cảm xúc

  • Đáp lại những cảm xúc của mọi người: Bé 5 tháng tuổi sẽ cười đáp lại nếu bạn cù bé một cách nhẹ nhàng, vui đùa với con hoặc làm vẻ mặt tươi và phát ra âm thanh vui nhộn.
  • Có thể phân biệt cảm xúc với giọng điệu của bạn: Bé có thể dần nhận ra cảm xúc của bạn qua giọng điệu khi bạn trò chuyện với bé. Bé có thể tỏ ra sợ hãi, khoc nếu bạn lớn tiếng với bé hoặc tỏ ra bình tĩnh, vui vẻ nếu bạn nói với bé bằng một giọng nhẹ nhàng, vui nhộn.
  • Thích ngắm nhìn mình trong gương: Nếu bạn cho bé soi gương, con tỏ ra rất thích thú và tò mò khi ngắm nhìn mình trong gương.
  • Luôn vui vẻ: Thường xuyên trong trạng thái hạnh phúc là cảm xúc chính của em bé 5 tháng tuổi.
  • Thích chơi với bố mẹ: Bé rất thích chơi với bố mẹ và những người thân quen trong gia đình.

4. Kỹ năng giao tiếp

  • Biết đáp lại khi nghe gọi tên: Kỹ năng giao tiếp của bé đã tiến bộ hơn so với khi con được 4 tháng tuổi, bé đã biết đáp lại khi nghe gọi tên mình bằng cách quay đầu về phía phát ra tiếng gọi.
  • Phản ứng với âm thanh bằng cách tạo ra âm thanh: Nếu bạn nói chuyện với bé, bé sẽ trả lời bằng cách mấp máy miệng, lưỡi để tạo ra những âm thanh. Âm vực trong giọng điệu của bé cũng có thể lên cao hay hạ xuống y như con đang thực sự trò chuyện với bạn.
  • Sử dụng giọng nói và vẻ mặt để thể hiện niềm vui và sự không hài lòng: Bé thay đổi âm vực trong giọng nói để biểu thị cảm xúc. Bé sẽ thể hiện niềm vui bằng cách ré lên với mặt vui sướng hoặc khóc hay hét với vẻ mặt khó chịu khi không hài lòng.
  • Biết bập bẹ một chuỗi dài: Bé biết bập bẹ một chuỗi các phụ âm như “ba-ba-ba” hoặc “ma-ma-ma” liên tục.

5. Sự phát triển của các giác quan

  • Cảm giác vị giác phát triển: Cảm nhận vị giác của bé đã khá phát triển. Do đó, bạn có thể thấy con sẽ đặt bỏ thứ nắm được vào miệng để xem cảm giác như thế nào.
  • Có thể phân biệt giữa các màu: Tuy chỉ mới 5 tháng tuổi nhưng bé cưng nhà bạn có thể nhìn được rất nhiều màu sắc, con cũng có thể phân biệt được màu và sắc thái trong cùng một màu.
  • Thính giác tốt hơn: Thính giác của bé 5 tháng tuổi đã tốt hơn so với trước, bằng chứng là bé biết quay đầu về phía phát ra âm thanh.
  • Thử chạm và nếm mọi thứ: Khi được 5 tháng tuổi, bé sẽ cố gắng chạm, nắm và nếm mọi thứ mà con chạm vào được. Do đó, hãy chắc chắn rằng tất cả đồ chơi hay những gì mà bé tiếp xúc phải luôn sạch sẽ, không dễ vỡ, kích cỡ không nhỏ để tránh gây hóc và nghẹt thở.

Khi nào nên lo lắng?

Bạn nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi nếu con bạn có bất kỳ vấn đề nào sau đây:

  • Không phản ứng với âm thanh: Nếu bé không quay đầu về phía âm thanh, rất có thể con có vấn đề về thính giác.
  • Kiểm soát tay và nắm kém: Nếu tay bé quá cứng hoặc quá mềm và có độ nắm kém, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sự phát triển cơ bắp của con đang có vấn đề.
  • Con không nhận biết được cha mẹ: Điều này có thể biểu thị sự chậm phát triển nhận thức và cần được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
  • Rất yên lặng và không bập bẹ: Việc trẻ không khác mấy một “con búp bê sống” có thể là một dấu hiệu sớm của tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Luôn chỉ hoạt động bằng một tay: Có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang gặp vấn đề với sự chậm phát triển.
  • Khóc suốt đêm hoặc không cười: Dấu hiệu của sự chậm phát triển và cần được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.