Đau vết khâu
Nếu bị rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh thì bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín cẩn thận nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Giữ vết khâu luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách rửa với nước ấm và nhẹ nhàng vỗ khô bằng khăn.
Hãy nhờ gặp cô nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trong trường hợp bạn cảm thấy đau tức hoặc khó chịu ở vết khâu.
Thuốc giảm đau cũng là một giải pháp để giúp bạn vượt qua cơn đau. Tuy nhiên nếu bạn đang cho bé bú thì nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi vết thương lành thì các vết khâu sẽ tự tiêu (thường được may bằng chỉ tự tiêu)
Đi vệ sinh
Lúc đầu, việc đi vệ sinh thật sự đáng sợ – vì bạn không những bị đau buốt mà còn không thể cảm nhận được những gì đang diễn ra..bên dưới. Hãy uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra.
Đừng ngần ngại liên hệ các cô nữ hộ sinh hoặc bác sĩ khi bạn:
– Không thể đi tiểu.
– Cảm thấy vô cùng đau rát hoặc thấy có mùi khó chịu.
Có thể bạn sẽ không thể đi đại tiện được trong vài ngày sau khi sinh, tuy nhiên hãy cố gắng đừng để bị táo bón.
Ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, salad, ngũ cốc và uống thật nhiều nước. Bởi táo bón có thể làm bung chỉ hoặc hở miệng vết khâu của bạn.
Nếu có thể, bạn nên sử dụng một miếng băng sạch để che vết khâu lại khi đi đại tiện và đừng cố gắng RẶN!
Nếu tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, hãy sử dụng thuốc nhuận tràng, ống bơm để hỗ trợ.
Cần đi thăm khám nếu bạn bị đi tiêu không tự chủ.
Kiểm soát bàng quang
Sau khi sinh nở, bạn có thể bị són tiểu khi cười, ho hoặc di chuyển đột ngột.
Các bài tập sàn chậu hoặc các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này.
Bệnh trĩ
Thường gặp với với các mẹ sinh con qua ngả âm đạo, nó có thể biến mất trong vài ngày.
Trong trường hợp thấy quá khó chịu, hãy gặp bác sĩ để kê cho bạn một số loại thuốc đặt hoặc thuốc bôi để hỗ trợ.Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn
Chảy máu sau khi sinh (Sản dịch)
Sản dịch sau sinh là hiện tượng mà bất kỳ mẹ nào cũng trải qua, dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Bạn sẽ thấy máu chảy ra từ âm đạo như thể tới kỳ kinh nguyệt. Ban đầu, đặc biệt là ngay sau sanh, sản dịch sẽ ra rất nhiều nên bạn cần phải dùng một miếng băng vệ sinh lớn, có độ thấm hút tốt để thấm hút. Nên thay băng thường xuyên sau khoảng 4 tiếng/ lần.
Trước kỳ thăm khám hậu sản đầu tiên (6 tuần sau sanh) bạn tuyệt đối không nên dùng miếng nhét tampon thay thế băng vệ sinh, vì nó dễ gây nhiễm trùng.
Khi cho con bú, bạn sẽ thấy sản dịch ra nhiều và màu thẫm hơn, bởi lúc này tử cung của bạn đang co bóp.
Sau đó lượng máu sẽ giảm dần từ đỏ sang đỏ hồng và sau đó là màu vàng hoặc trắng. Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần rồi ngưng.
Nếu sản dịch vẫn ra nhiều và đóng thành những cục lớn, bạn nên đi thăm ngay để đề phòng băng huyết sau sanh.
Ngực
Hai ngày đầu ngực của bạn sẽ tiết ra một ít sữa non màu vàng đục để cho bé bú. Những ngày sau đó bạn sẽ cảm thấy căng tức bầu ngực khi sữa bắt đầu về.
Nên sử dụng áo ngực cho bé bú để bảo vệ bầu ngực của bạn. Hãy nhờ sự trợ giúp nếu bạn thấy quá đau ngực khi cho con bú.
Bụng
Sau khi sinh em bé, vòng bụng của bạn có thể vẫn còn rất to như thời kỳ mang thai 5-6 tháng, bởi cơ bụng của bạn đã bị dãn ra.
Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện thể dục thường xuyên để mau chóng lấy lại vóc dáng ban đầu.
Hãy đến thăm khám ngay khi bạn có những triệu chứng sau:
– Đau, sưng phồng hoặc tấy đỏ ở bắp chân (nghi ngờ thuyên tắc mạch máu)
– Đau tức ngực, khó thở (nghi ngờ thuyên tắc phổi)
– Máu chảy ồ ạt từ âm đạo, tụt huyết áp, mặt tím tái, tim đập nhanh (Băng huyết sau sanh)
– Sốt, đau tức bụng (Nhiễm trùng sau sanh)
– Đau đầu, choáng váng, nôn ói (Tiền sản giật)
Nguyên nhân khiến mẹ không có sữa sau sinh Chúng ta đều biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nên, đối với một số bà mẹ, việc không có sữa, “sữa về” chậm sau sinh hoặc không có đủ…
1.Âu yếm và ở bên con Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ lớn giữa cử chỉ chăm sóc của mẹ với lượng sữa được tiết ra. Theo đó, những hành động như vuốt ve, âu yếm bé sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên…
I. VÌ SAO SỮA VỀ CHẬM VÀ VÌ SAO MẸ ÍT SỮA? Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho bé sơ sinh. Nếu mẹ đang cố gắng tìm cách gọi sữa về, thì đây là điều rất đáng trân trọng, vì điều đó cho thấy mẹ là người thấu…
✔️ 1. Theo dõi sản dịch. - Bình thường sản dịch có màu đỏ như kinh nguyệt, mùi tanh nồng, kéo dài khoảng 7 ngày, sau đó ít dần, chuyển sang màu hồng nhạt, sau khoảng 4 tuần thì hết hẳn. - Sau 4 tuần thì có thể có kinh nguyệt…
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh: Sau khi sinh, mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì rất cần lấy lại sức và tạo sữa nuôi con. Mẹ có khỏe thì con mới phát triển tốt được. Những thực…