Đau bụng khi mang thai: đau bụng bình thường và bất thường

Tình trạng đau bụng khi mang thai không phải là hiện tượng quá lạ lẫm với các mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên do chính xác.

Các cơn đau bụng khi mang thai có thể trải dài ở nhiều mức độ, từ âm ỉ cho đến nhức nhối khó chịu. Đây là thách thức để xác định xem cơn đau của bạn thuộc tình trạng nghiêm trọng hay nhẹ.

Hiện tượng khí tích tụ trong hệ thống tiêu hóa sẽ khiến bạn bị đau bụng khi mang thai một cách dữ dội. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm thấy sự khó chịu còn xuất hiện thêm ở vùng lưng hoặc ngực.

Theo Mayo Clinic, phụ nữ khi mang thai dễ bị đau bụng hơn do hiện tượng gia tăng progesterone. Nội tiết tố này làm cho cơ ruột giãn ra và kéo dài thời gian thức ăn đi qua ruột. Nếu thức ăn ở trong ruột kết quá lâu sẽ càng tạo điều kiện để khí gas tích tụ.

Thêm vào đó, khi thai nhi phát triển, hiện tượng tử cung mở rộng cũng gây thêm áp lực và chèn ép các cơ quan bên trong, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn nữa.

Biện pháp cải thiện

Nếu nguyên nhân bạn bị đau bụng khi mang thai do đầy hơi, hãy thử thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và uống nhiều nước, cũng như nhận diện những món ăn khiến bạn khó tiêu, chẳng hạn như món chiên xào nhiều dầu mỡ, một vài loại đậu, bắp cải.

Bên cạnh đó, việc tập thể dục nhẹ nhàng cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra một cách hiệu quả hơn.

Có hai dây chằng tròn lớn chạy từ tử cung qua háng. Những dây chằng này hỗ trợ tử cung. Khi tử cung căng ra để chứa em bé trong bụng thì dây chằng cũng vậy.

Điều này có thể gây đau nhói hoặc âm ỉ ở bụng, hông hoặc háng. Ngoài ra, việc thay đổi tư thế, hắt hơi hoặc ho cũng khiến mẹ bầu cảm thấy đau. Hiện tượng đau dây chằng tròn khi mang thai thường xuất hiện ở nửa cuối thai kỳ.

Biện pháp cải thiện

Để giảm hoặc loại bỏ cơn đau dây chằng tròn, hãy tập thói quen đứng lên từ từ nếu bạn ngồi hoặc nằm. Nếu bạn cảm thấy hắt hơi hoặc ho, hãy uốn cong người một chút. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên dây chằng.

Thực hành các bài tập kéo giãn cũng là một biện pháp hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng trên.

Táo bón gây đau bụng khi mang thai

Táo bón là một tình trạng phổ biến ở bà bầu. Các tình trạng như nội tiết tố dao động, chế độ ăn uống thiếu hụt chất lỏng hoặc chất xơ, thiếu tập thể dục, không nạp đủ chất sắt hoặc lo lắng nói chung đều có thể dẫn đến táo bón. Táo bón có thể gây đau bụng khi mang thai một cách dữ dội.

Biện pháp cải thiện

Nhằm giảm sự khó chịu do tình trạng này gây ra, bạn hãy thử tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn và uống nhiều nước hơn. Theo các chuyên gia, bà bầu nên uống ít nhất 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy thử tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc làm mềm phân thay vì tự ý sử dụng nhé.

Cơn gò Braxton-Hicks góp phần gây đau bụng

Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks là những cơn co thắt giả xảy ra khi các cơ tử cung co lại tối đa hai phút. Đây không phải là dấu hiệu sắp sinh, không thường xuyên xảy ra cũng như không thể đoán trước.

Chúng có thể gây tạo nên những cơn đau đè nặng lên khu vực bụng nhưng điều này là một phần bình thường của thai kỳ. Các cơn cơn gò sinh lý Braxton-Hicks thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3. Không giống như những cơn co thắt chuyển dạ, khi bạn có dấu hiệu sắp sinh, cơn đau sẽ có tần suất cũng như mức độ tăng dần hơn theo thời gian.

Lưu ý

Nếu bạn bị đau bụng khi mang thai kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi và khó chịu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tầm nhìn mờ
  • Huyết áp cao
  • Phù nề
  • Chảy máu vùng kín